Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị ốm vặt do hệ miễn dịch còn non yếu. Tình trạng này không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, sụt cân mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ dưới 5 tuổi hay ốm vặt và các biện pháp khắc phục hiệu quả.
1. Nguyên nhân khiến trẻ dưới 5 tuổi hay ốm vặt
Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh khiến cơ thể khó chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường như vi khuẩn, virus. Bên cạnh đó, miễn dịch thụ động nhận được từ mẹ trong thai kỳ và trong giai đoạn sơ sinh dần suy giảm và “cạn kiệt” khoảng 3 – 6 tháng sau sinh, khiến trẻ luôn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm và mắc nhiều loại bệnh khác nhau, nhất là các bệnh truyền nhiễm khi trẻ dễ lây từ bố mẹ, người thân, bạn bè, thầy cô…
2. Các bệnh trẻ dưới 5 tuổi thường gặp:
* Các bệnh về đường hô hấp
Các bệnh liên quan đến đường hô hấp là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ dễ ốm vặt. Đặc biệt trong giai đoạn dưới 5 tuổi, trẻ thường mắc phải các bệnh như:
- Cảm cúm: Trẻ nhỏ dễ bị lây nhiễm virus cúm từ môi trường hoặc người xung quanh. Triệu chứng bao gồm sốt, mệt mỏi, ho và chảy nước mũi. Cảm cúm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm phế quản.
- Viêm phế quản: Đây là tình trạng viêm các ống dẫn khí trong phổi, gây ho khan hoặc ho có đờm. Trẻ bị viêm phế quản thường có các triệu chứng như ho dai dẳng, khó thở, và sốt nhẹ.
- Viêm họng: Viêm họng do virus hoặc vi khuẩn là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, gây đau rát họng và ho. Viêm họng thường đi kèm với các triệu chứng như sốt, đau đầu và khó nuốt.
* Các bệnh về đường tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt, dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn, virus hoặc thực phẩm không an toàn. Các bệnh tiêu hóa phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi bao gồm:
- Tiêu chảy: Trẻ nhỏ dễ bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ thực phẩm ô nhiễm hoặc nguồn nước không sạch. Tiêu chảy có thể gây mất nước nghiêm trọng, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
- Táo bón: Chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc uống không đủ nước có thể khiến trẻ bị táo bón, gây khó chịu và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
- Nôn trớ: Trẻ nhỏ thường bị nôn trớ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, hoặc do ăn uống không hợp lý. Nôn trớ thường không nghiêm trọng nhưng nếu xảy ra thường xuyên, cần được theo dõi và điều trị.
* Các bệnh truyền nhiễm
Trẻ dưới 5 tuổi dễ bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc với người bệnh hoặc môi trường không vệ sinh. Các bệnh truyền nhiễm phổ biến bao gồm:
- Thủy đậu: Bệnh thủy đậu là một bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp. Triệu chứng bao gồm mụn nước trên da, sốt và ngứa ngáy.
- Sởi: Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus, gây sốt cao, phát ban đỏ và ho khan. Bệnh sởi có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
- Quai bị: Bệnh quai bị gây sưng đau tuyến nước bọt và sốt. Đây là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh.
3. Cách giúp trẻ tăng sức đề kháng và phòng tránh ốm vặt
Cách tốt nhất để giảm tình trạng ốm vặt ở trẻ dưới 5 tuổi là tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Chỉ khi có nền tảng miễn dịch khỏe mạnh mới giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Mẹ có thể tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cách dưới đây:
3.1 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối
Để trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm giàu vitamin C, D, kẽm, sắt, selen ,… như cam, dứa, cá hồi, và trứng. Bổ sung sữa chua, rau dền, ớt chuông, bông cải xanh, các loại nấm,… vào chế độ ăn của trẻ. Đồng thời, để trẻ ăn ngon miệng hơn, mẹ cũng có thể chế biến thức ăn theo nhiều cách như nướng, hấp, luộc,… và trang trí thật bắt mắt nhé.
Ngoài ra, bổ sung thêm các loại hạt, dầu thực vật, và ngũ cốc cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch của trẻ. Đặc biệt, tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, thức ăn chiên xào hoặc thực phẩm chứa nhiều đường và chất bảo quản.
3.2 Bổ sung các sản phẩm tăng đề kháng
Bổ sung sản phẩm chuyên biệt để giúp hỗ trợ tăng đề kháng cho bé là lựa chọn được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng, trong số đó phải kể đến dòng tăng đề kháng Siro Kan được nhập khẩu từ Châu Âu – giải pháp hiệu quả trong việc tăng cường sức đề kháng và giảm ốm vặt hiệu quả toàn diện cho trẻ.
Siro Kan chứa 2 thành phần chính là hoạt chất Beta (1.3/1.6) – D – Glucan tinh khiết từ nấm sò thiên nhiên kết hợp với Vitamin C hàm lượng cao giúp tăng cường miễn dịch trực tiếp ở trẻ nhỏ, giảm ốm vặt, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn và phòng chống các dịch bệnh, giúp trẻ phục hồi nhanh chóng sức khỏe khi ốm, mới ốm dậy.
3.3. Hướng dẫn trẻ thói quen vệ sinh đúng cách
Dạy trẻ rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là cách hiệu quả để ngăn ngừa vi khuẩn và virus lây lan. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát và không có bụi bẩn. Việc vệ sinh đồ chơi, quần áo và các vật dụng xung quanh trẻ cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh.
3.4. Bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố môi trường
Khi thời tiết thay đổi, bạn cần bảo vệ trẻ khỏi những tác động từ môi trường như gió lạnh, không khí khô hanh hoặc bụi bẩn. Đặc biệt vào mùa đông, hãy giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với không khí quá lạnh hoặc ẩm ướt. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và giảm tần suất ốm vặt.
3.5. Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ
Việc khám sức khỏe định kỳ là cần thiết để kiểm tra tình trạng phát triển và khả năng miễn dịch của trẻ. Bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc phù hợp, đồng thời giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời. Khám sức khỏe định kỳ cũng giúp bạn nắm bắt được tình trạng hệ miễn dịch của trẻ và có biện pháp tăng cường sức đề kháng hợp lý.
Kết luận
Tình trạng trẻ dưới 5 tuổi thường xuyên ốm vặt là vấn đề phổ biến nhưng có thể khắc phục bằng những biện pháp chăm sóc đúng cách và kịp thời. Tốt hơn hết, bố mẹ nên giúp bé tăng cường đề kháng tự nhiên bằng cách bổ sung thêm các sản phẩm tăng cường miễn dịch trực tiếp, hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và hướng dẫn trẻ thói quen vệ sinh tốt sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, ít mắc bệnh hơn.