Làm sao để trị viêm họng cho bé mà không dùng kháng sinh?
Viêm họng là một bệnh hay gặp ở trẻ em.
Nguyên tắc điều trị: Khi bé bị viêm họng cấp, bạn nên giữ ấm cho bé, đặc biệt các bộ phận là cổ, ngực, gan bàn chân. Khi thời tiết chuyển lạnh cần ủ ấm cho trẻ nhỏ, tăng cường bổ sung các vitamin tăng sức đề kháng. Lúc trẻ sốt cao cần kịp thời cho hạ sốt.
Hiện nay, rất nhiều cha mẹ sai lầm khi cho rằng cứ thấy con viêm họng là cho dùng kháng sinh. Điều này thật sự rất tai hại vì ẩn chứa nhiều nguy hiểm với trẻ. Các bậc phụ huynh thường sốt ruột mỗi khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm họng, ho nên thường dùng kháng sinh ngay từ đầu. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ có 15% số bệnh nhân có triệu chứng ho, viêm họng là do nhiễm khuẩn và cần phải dùng đến kháng sinh, còn lại 85% số bệnh nhân bị ho là do virus hoặc các nguyên nhân khác, nên kháng sinh không có tác dụng.
Khi thấy trẻ bị viêm họng có ho, sốt, bạn đừng vội lo lắng, hãy dùng một số biện pháp đơn giản dưới đây để chữa viêm họng cho cháu:
– Rau diếp cá: còn gọi là giấp cá, ngoài các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm, rau diếp cá còn là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho viêm họng rất hiệu quả cho bé. Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng. Trong thời gian bé uống rau diếp cá, bạn có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường.
– Lá húng chanh: Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé.
– Lá hẹ :Hẹ là một vị thuốc dân gian. Lá hẹ có tác dụng trị ho cho trẻ rất hiệu quả.
– Lá xương sông: Lá xương sông có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ.
– Cải cúc: với trẻ em, muốn trị được ho các mẹ cần phải bỏ ra một chút thời gian để chế biến. Lá cải cúc rửa sạch, thái nhỏ sau đó thêm một ít mật ong vào và hấp cách thủy trong vòng khoảng 20 phút cho ra nước rồi cho bé uống. Nên cho bé uống khoảng từ 3 – 5 ngày
– Tía tô: Các công dụng của tía tô thường được biết đến là: trị cảm lạnh, nôn mửa, cảm sốt, sốt rét, nhức đầu, lợi tiểu, ra mồ hôi, bụng trướng, táo bón, dị ứng, trúng độc, đau khớp xương…Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, trị ho viêm họng rất tốt cho trẻ.
– Tỏi, mật ong: Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.
Trên đây là các bài thuốc dân gian, nguyên liệu dễ kiếm mà cách chế biến cũng đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các loại lá chữa ho thường chỉ có công dụng khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn “thường trú” vùng họng. Những trường hợp viêm họng, ho dài ngày thì nên đi cho cháu khám bệnh để dùng thuốc phù hợp.
Chúc cháu luôn khỏe.
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng-Chuyên khoa Nhi-Trường Đại học Y – Dược Hải Phòng
Nguồn: songkhoe
Để tăng sức đề kháng, giảm số lần mắc các bệnh hô hấp, ốm vặt, giảm triệu chứng và phòng bệnh, mẹ có thể cho bé sử dụng Siro Kan. Liều dùng và cách dùng: 1ml/5kg cân nặng/ngày, tức là với bé nặng khoảng 5kg thì uống 1ml/ngày, nặng 10kg thì uống 2ml/ngày, mỗi ngày duy nhất 1 lần vào buổi sáng lúc dạ dày rỗng sau khi ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Mẹ nên cho bé sử dụng Imunoglukan liên tục trong trong liệu trình 3-6 tháng (tối thiểu 3 tháng) để có hiệu quả tốt nhất, sau đó nghỉ một thời gian rồi dùng tiếp. Một năm có thể cho bé sử dụng khoảng 2-3 đợt, tùy vào tình trạng sức khỏe của bé.