Theo các chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng, giai đoạn từ 6 tháng – 5 tuổi được coi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” của trẻ. Ở giai đoạn này, do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn… Do vậy, việc bổ sung tăng cường kháng thể giúp nâng cao sức khỏe và miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn này là rất quan trọng…
1. Khoảng trống miễn dịch ở trẻ.
Khi mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh thường rất tốt nhờ có hệ thống kháng thể IgG trẻ được mẹ truyền cho trong giai đoạn bào thai. Kết hợp với kháng thể được mẹ truyền qua sữa mẹ trong giai đoạn sau sinh, các kháng thể này tạo thành hệ miễn dịch ‘thụ động’ để bảo vệ bé khoẻ mạnh.
Tuy nhiên Khi trẻ được 6 tháng tuổi trở đi, các kháng thể có được từ miễn dịch thụ động giảm đi rất nhiều nhưng trẻ chưa có miễn dịch chủ động. Khoảng thời gian giao thoa hay giai đoạn “bỏ trống” giữa hệ miễn dịch thụ động và chủ động chính là “khoảng trống miễn dịch”. Do đó trong độ tuổi này, hệ miễn dịch của trẻ yếu và trở nên rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng từ môi trường bên ngoài, dẫn đến việc trẻ thường xuyên ốm vặt do mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm,…. hoặc tiêu chảy, dị ứng….
2. Biện pháp tăng đề kháng cho trẻ trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch
Việc tăng cường kháng thể, nâng cao miễn dịch để bảo vệ bé phòng bệnh cho trẻ trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch là rất quan trọng. Dưới đây là một vài biện pháp hữu ích bậc phụ huynh có thể áp dụng:
– Tiêm vắc xin đầy đủ là phương pháp đặc hiệu giúp cơ thể trẻ sản sinh ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm đầy đủ 8 loại vắc xin (Lao,viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib (Hemophilus influenzae type B), sởi). Trẻ từ 1-5 tuổi cần được tiêm đầy đủ các mũi nhắc lại và các loại vắc xin phòng bệnh khác. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, vắc xin cần được tiêm đầy đủ, đúng lịch, đảm bảo chất lượng và đúng quy trình tiêm.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và cân đối các nhóm chất: Đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm có thể bổ sung bằng cách thông qua thực phẩm từ sữa, cá, thịt, các loại đậu đỗ và trứng.
– Tăng đề kháng trực tiếp với sản phẩm bổ sung chứa các hoạt chất, vitamin tăng cường miễn dịch như Siro Kan.
Đây là dòng tăng đề kháng đã được nghiên cứu lâm sàng đầy đủ về tính hiệu quả, độ an toàn trên 1491 trẻ em, có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Âu và được nhập khẩu nguyên chai về Việt Nam. Sản phẩm cũng được các bác sĩ, các chuyên gia khuyên dùng và đánh giá cao.
Thành phần chính của Siro Kan là hoạt chất Beta (1.3/1.6) – D – Glucan tinh khiết từ nấm sò thiên nhiên kết hợp với Vitamin C hàm lượng cao, giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch trực tiếp, tăng khả năng phòng bệnh, giúp trẻ khỏe mạnh, ít ốm vặt, hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp và phục hồi nhanh sức khỏe của trẻ đang ốm, mới ốm dậy.
Ưu điểm khiến siro Kan chiếm trọn lòng tin của các bà mẹ trên khắp thế giới đó là tính hiệu quả lâu dài, trẻ khỏe mạnh, tăng trưởng bền vững. Sản phẩm có vị thanh chua tự nhiên dễ uống, không chứa cồn, chất tạo màu và chất tạo mùi nhân tạo, liều dùng tiết kiệm, mỗi ngày trẻ chỉ cần uống 1 lần duy nhất lúc bụng rỗng vào buổi sáng khi vừa thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
– Cho trẻ ngủ đủ giấc cũng là một yếu tố quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch. Trẻ từ 6-36 tháng tuổi mỗi ngày ngủ đủ giấc (khoảng 12-14 tiếng) giúp trẻ xử lý những thông tin tiếp nhận trong ngày, đây cũng là thời điểm trẻ sản xuất hóc môn tăng trưởng có ích cho sự phát triển của xương và cơ bắp. Một giấc ngủ ngon còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và trẻ ít ốm hơn. Vì vậy, bố mẹ nên tạo điều kiện và giúp cho con trẻ có được giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
– Đảm bảo môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra các dịch, bệnh ở trẻ em cũng như người lớn như các bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hóa, giun sán, tay chân miệng, sốt xuất huyết,… Do đó, cần đảm bảo môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ, thoáng mát để giảm thiểu tác nhân gây bệnh, bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Kết luận:
Khoảng trống miễn dịch là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của hệ thống miễn dịch ở trẻ, do đó bậc cha mẹ cần chú trọng tăng để kháng để giúp cho con khỏe mạnh và tránh được các bệnh vặt không mong muốn. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về độ tuổi “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ, và có thể áp những biện pháp chăm sóc trẻ tốt nhất.